Chứng chỉ CPA là gì? Bằng CPA có giá trị như thế nào đối với những người làm trong ngành kế toán kiểm toán? Hãy cùng tham khảo thông tin trong bài viết sau đây của MISA MeInvoice.
Mục lục
1. Chứng chỉ CPA là gì?
CPA (Certified Public Accountants) là chứng chỉ dùng để chỉ những kiểm toán viên có trình độ được chứng nhận trên toàn cầu. CPA được xem như là một cố vấn tài chính chuyên nghiệp cho các cá nhân, doanh nghiệp.
Với chứng chỉ CPA Việt Nam, bạn được xem là một kiểm toán viên, có quyền điều hành các cuộc kiểm toán và ký các báo cáo kiểm toán. Cho nên nếu bạn chưa có chứng chỉ này thì chỉ được xem là trợ lý kiểm toán viên.
2. Nhiệm vụ của CPA là gì?
– Tư vấn, quản lý tài chính cho các cá nhân hay doanh nghiệp.
– Quản lý đầu tư, kế hoạch kinh doanh, phân tích kinh doanh, quản lý tiền lương, sổ sách kế toán, kiểm toán, chuẩn bị thuế,…
– Hoạch định kế hoạch tiết kiệm tiền bạc và thời gian cho cá nhân, doanh nghiệp.
Doanh nghiệp, kế toán viên quan tâm phần mềm MISA meInvoice & có nhu cầu dùng thử MIỄN PHÍ phần mềm với đầy đủ tính năng trong 7 ngày, vui lòng ĐĂNG KÝ tại đây:
3. Điều kiện để trở thành một CPA?
Tại Việt Nam, nếu muốn trở thành một CPA và được cấp chứng chỉ CPA, bạn phải trải qua kỳ thi. Điều kiện để được tham dự kỳ thi CPA bao gồm:
– Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên các chuyên ngành: Kế toán, kiểm toán, tài chính, ngân hàng; hoặc tốt nghiệp các chuyên ngành khác nhưng phải có tổng số học trình các môn học về kế toán, kiểm toán, tài chính, phân tích hoạt động tài chính và thuế đạt từ 7% trở lên trên tổng số học trình của cả khóa học; hoặc tốt nghiệp các chuyên ngành khác và có chứng chỉ hoàn thành khóa học do các tổ chức nghề nghiệp quốc tế về kế toán, kiểm toán.
– Có ít nhất 5 năm làm việc với vị trí kế toán, tài chính hoặc 4 năm kinh nghiệm làm việc ở vị trí trợ lý kiểm toán viên.
Khi đã đáp ứng đủ các điều kiện này, học viên sẽ trải qua một kỳ thi gồm 7 môn:
– Pháp luật về kinh tế và Luật Doanh nghiệp;
– Tài chính và quản lý tài chính nâng cao;
– Thuế và quản lý thuế nâng cao;
– Kế toán tài chính, kế toán quản trị nâng cao;
– Kiểm toán và dịch vụ đảm bảo nâng cao;
– Phân tích hoạt động tài chính nâng cao và 1 môn ngoại ngữ trình độ C tùy chọn (tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Đức, tiếng Nga, tiếng Trung).
Sau khi vượt qua được kỳ thi này, ứng viên sẽ chính thức trở thành một CPA.
4. Cơ hội việc làm và mức lương của một CPA?
Hiện nay tại Việt Nam, theo thống kê của Hội kiểm toán viên hành nghề Việt Nam, có hàng trăm công ty kiểm toán độc lập đang hoạt động đang cần tuyển dụng nhân sự cho vị trí kiểm toán viên. Bên cạnh đó, có rất nhiều doanh nghiệp tại Việt Nam cũng đang có nhu cầu tuyển dụng các nhân viên kiểm toán chất lượng.
Tầm quan trọng của vị trí công việc này cũng giúp cho các nhân viên CPA nhận được một mức đãi ngộ khá hấp dẫn. Thu nhập trung bình của một kiểm toán viên tại Việt Nam rơi vào khoảng 400 – 500 USD /tháng. Với các kiểm toán viên sở hữu chứng chỉ CPA Hoa Kỳ, CPA Úc… thì mức lương nhận được có thể từ 1.000 – 2.000 USD /tháng, tùy vào số năm kinh nghiệm.
Tạm kết
Trên đây là các thông tin liên quan đến chứng chỉ CPA. Bên cạnh đó, để giúp kế toán tổng hợp, kế toán trưởng theo dõi, quản lý tình hình sử dụng hóa đơn một cách nhanh chóng, chính xác thông qua các báo cáo, biểu đồ trực quan, MISA tiên phong ra mắt Phần mềm hóa đơn điện tử MeInvoice.
MeInvoice đáp ứng đầy đủ các tiêu chí, yêu cầu theo Thông tư số 78/2021/TT-BTC và có thể kết nối trực tiếp với Tổng Cục Thuế. Qua đó, giúp quá trình thông báo phát hành hóa đơn của khách hàng diễn ra nhanh chóng, tiện lợi hơn và tăng độ tin cậy, tính pháp lý cho hóa đơn của doanh nghiệp.
Doanh nghiệp, kế toán viên quan tâm phần mềm MISA meInvoice & có nhu cầu dùng thử MIỄN PHÍ phần mềm với đầy đủ tính năng trong 7 ngày, vui lòng ĐĂNG KÝ tại đây: