Liệt kê về hậu cần là gì mới nhất ngay lúc này của Phú Hoà Land

Hậu cần là khái niệm khá quen thuộc mà chúng ta sử dụng hàng ngày. Đây là một khái niệm rộng do đó có nhiều ngành nghề cùng sử dụng chung từ này nhưng chức năng công việc lại khác nhau.

Nghề hậu cần trong ngành công an khác với hậu cần doanh nghiệp. Hậu cần trong cơ quan ban ngành nhà nước sẽ khác với hậu cần trong các công ty tư nhân. Hãy cùng ngôi nhà kiến thức tìm hiểu về hậu cần qua bài viết này nhé.

Có thể bạn quan tâm: Giao hàng từng phần, Giao hàng nhiều lần là gìShip COD là gì

Hậu cần là gì?

Hậu cần theo tiếng Anh là logistics đây là môn khoa học nghiên cứu tính quy luật của các hoạt động cung ứng và đảm bảo các yếu tố tổ chức, vật chất và kỹ thuật, để cho quá trình chính yếu được tiến hành đúng mục tiêu.

Nó được coi như một nhánh của quá trình tạo ra một hệ thống liên quan đến nguồn lực con người hơn là một hệ thống về máy móc. Điều này chỉ rõ nguồn lực tập trung là con người với vai trò vừa là đối tượng, vừa là công cụ tác động, vừa là chủ thể của quá trình.

Hậu cần là một từ Hán Việt dùng để chỉ những công đoạn nằm ở phía sau thành quả. Tuy nhiên, bạn không nên hiểu hậu cần chỉ là những công việc nhỏ ở phía sau, mà nên coi nó bao gồm toàn bộ các bước mà người ngoài không nhìn thấy trước khi sản phẩm hay dịch vụ nào đó được thực hiện thành công.

Tìm hiểu Hậu cần là gì và nghề hậu cần là làm gì?

Ví dụ

Như ban hậu cần trong quân đội họ chăm lo việc ăn, việc mặc, việc ngủ của quân nhân. Hậu cần của một ban nhạc sẽ chăm lo tất cả yếu tố kĩ thuật, ánh sáng , trang phục cho nghệ sĩ. Công việc hậu cần có thể được hiểu như là việc có được đúng số lượng cần thiết ở đúng thời điểm và với chi phí phù hợp.

Nó vừa đóng vai trò là kĩ năng nghệ thuật, đồng thời là một quá trình khoa học. Nó phối hợp tất cả các lĩnh vực sản xuất công nghiệp, quản lý vòng đời dự án, chuỗi cung cấp và hiệu quả.

Hậu cần trong câu lạc bộ thì có hiểu là chịu trách nhiệm lo các việc phía sau như quản lý tài chính và thu chi của CLB, lo liệu chuẩn bị những thứ cần thiết, dự trù chi phí trong và sau mỗi sự kiện cho câu lạc bộ, chương trình của câu lạc bộ. Liệt kê ra ra thì như là dự trù kinh phí, đi in ấn giấy tờ, các băng rôn truyền thông, giấy tờ; thuê sân khấu, hội trường, địa điểm tổ chức; chuẩn bị sân khấu, cánh gà, âm thanh, ánh sáng…

Trong sản xuất kinh doanh, có thể hiểu hậu cần như việc tập trung cả nội lực lẫn ngoại lực bao hàm cả quá trình chu chuyển từ nhà “sản xuất gốc” đến “người tiêu dùng cuối cùng”.

Chức năng chính của người hậu cần bao gồm việc quản lý việc mua bán, vận chuyển, lưu kho cùng với các hoạt động về tổ chức cũng như lập kế hoạch cho các hoạt động đó.

Cùng xem qua kho phân loại của Lazada. Đây có thể gọi là 1 phần nhỏ trong hậu cần.

Người quản lý logistics kết hợp kiến thức tổng hợp của mỗi chức năng từ đó phối hợp các nguồn lực trong tổ chức để vận hành.

Nghề hậu cần là làm những gì?

Nếu như công việc hậu cần là việc bố trí, sắp xếp phối hợp tất cả các hoạt động theo một khuôn khổ thì nghề hậu cần chính là người triển khai một hoặc nhiều nhiệm vụ đó. Trong bài viết này chúng ta chỉ tìm hiểu nghề hậu cần ở góc độ hậu cần kinh tế. Không nói đến nghề hậu cần trong quân đội hay các cơ quan sự nghiệp nhà nước.

Hiện nay, tại các trường đại học ở nước ta như ĐH Giao Thông Vận Tải, ĐH Ngoại Thương, ĐH Kinh Tế, ĐH quốc tế đã tiến hành đào tạo ngành hậu cần.

Người làm nghề hậu cần trong kinh tế thương mại sẽ phải làm công việc lên kế hoạch, áp dụng và kiểm soát các luồng chuyển dịch của hàng hóa hay thông tin liên quan tới nguyên nhiên liệu vật tư (đầu vào) và sản phẩm cuối cùng (đầu ra) từ điểm xuất phát tới điểm tiêu thụ.

Quá trình này bao gồm nhận hàng, vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm thủ tục hải quan, các thủ tục giấy tờ khác, tư vấn khách hàng, đóng gói bao bì, ghi ký mã hiệu, giao hàng hoặc các dịch vụ khác có liên quan đến hàng hóa.

Và theo đó, những dinh viên ngành quản trị logistics (quản trị hậu cần) sẽ được học chuyên sâu về quản lý chuỗi cung ứng vận chuyển trọn gói từ nơi sản xuất đến nơi tiêu thụ hàng hóa, bao gồm nhiều phương thức vận tải khác nhau như đường bộ, đường sắt và đường biển. Vị trí công việc của nghề hậu cần gồm có:

+ Lên kế hoạch hay phân tích: Chịu trách nhiệm tập hợp dữ liệu, xác định vấn đề và phát triển những khả năng hỗ trợ quản lý chuỗi cung ứng.

+ Thu mua: là người xác định nguồn hàng cung ứng, đánh giá và lựa chọn người cung ứng, đàm phán hợp đồng và giữ quan hệ với những người cung ứng.

+ Chuyên viên kiểm kê: Là người chịu trách nhiệm kiểm kê chất lượng và độ chính xác của hàng hóa, giám sát lưu lượng hàng, làm việc với các kho hàng và chiến lược phân phối hàng hóa để tối ưu hóa dòng chảy công việc và năng suất lao động trong các cơ sở phân phối.

+ Nhân viên quản lý hàng hóa: Công việc này sẽ là kết hợp với các nhân viên thu mua, phân phối và cung ứng để đảm bảo quá trình phân phát hàng hóa sao cho tin cậy và hiệu quả.

+ Điều phối viên: Đây là công việc chuyên về vận tải, quản lý các mối quan hệ với các nhà vận tải và khác hàng để đảm bảo hàng hóa được phân phát đúng thời hạn.

Hy vọng qua bài viết Tìm hiểu Hậu cần là gì và nghề hậu cần là làm gì đã giúp các bạn có thêm thông tin, cũng như giải đáp được thắc mắc. Cảm ơn các bạn đã dành thời gian đọc bài viết này. Hẹn gặp các bạn ở một bài viết khác nhé.

error: Content is protected !!