Những ai có đam mê với kiến trúc Pháp hẳn là người có tâm hồn lãng mạn. Những công trình mang phong cách nước Pháp mang một vẻ đẹp sang trọng, nguy nga, bề thế. Nhắc đến kiến trúc Pháp không thể bỏ qua những công trình nổi tiếng như Nhà Thờ Đức Bà, Dinh Độc Lập,… Cùng Mogi tìm hiểu những nét đặc trưng mà chỉ có ở những công trình kiến trúc kiểu Pháp mới có.
Mục lục
- 1 Cội nguồn kiến trúc Pháp ở Việt Nam
- 2 Đặc trưng của kiến trúc Pháp
- 3 Nguyên tắc xây dựng công trình kiến trúc Pháp
- 4 Ảnh hưởng của kiến trúc Pháp đến kiến trúc Việt Nam
- 5 Một số phong cách kiến trúc Pháp tại Việt Nam
- 6 Một số công trình kiến trúc Pháp nổi tiếng ở Sài Gòn
- 7 Một số mẫu thiết kế kiến trúc Pháp
Cội nguồn kiến trúc Pháp ở Việt Nam
Theo những công trình nghiên cứu kiến trúc thế giới, các kiến trúc gia thế giới nhận xét, đất nước Pháp chính là một cái nôi gìn giữ phát huy những kiến trúc cổ đại của thế giới. Kiến trúc Pháp bị ảnh hưởng khá lớn của La Mã và Hy Lạp – 2 đế chế phát triển nhất của lục địa Châu Âu.
Có thể thấy, những phong cách thiết kế của người pháp là biểu tượng của cả Châu Âu. Sau này, tất cả các quốc gia là thuộc địa của Pháp đều xây dựng những công trình đậm chất Pháp. Việt Nam cũng không ngoại lệ. Chỉ cần nhìn vào một số công trình xưa tại Việt Nam cũng có thể đoán được đây là công trình kiểu Pháp. Cho đến ngày này những công trình đó vẫn được xem là di tích lịch sử nổi bật. Đây cũng là điều mà không phải quốc gia lớn nào thời bấy giờ có thể làm được.
Đặc trưng của kiến trúc Pháp
Không khó để nhận biết một công trình thiết kế kiểu Pháp. Từ ngoài nhìn vào,những công trình này rất độ sộ và tráng lệ. Những họa tiết được tráng trí lộng lẫy và đẹp mắt.
Chính những lối kiến trúc đặc biệt mà bất kỳ ai, dù không hiểu biết về kiến trúc cũng biết được đây chính là phong cách riêng được thiết kế theo nguyên tắc của người Pháp. Hiện đại – phong cách – sang trọng, đó là những đánh giá về một công trình kiến trúc được xây dựng theo đúng lối thiết kế Pháp.
>>>Tham khảo: Du lịch Sa Pa, chớ bỏ qua kiến trúc Pháp trong tuyệt tác nghỉ dưỡng của Bill Bensley
Cột chắc chắn, hoa văn trang trí đẹp mắt
Điểm đặc trưng trong kiến trúc các công trình kiểu Pháp là sử dựng thức cột Ionic. Phần cột có tính chất chắc chắn cao, chống chọi kết cấu chịu lực cho không gian ngôi nhà. Cấu trúc phần cột có phần đế và phần bệ đỡ cột nằm giữa thân cột và đế cột. Đầu cột Ionic có cấu tạo đặc biệt. Bao gồm hai vòng cuốn tròn dạng xoắn ốc được gắn trên đầu cột. Đầu cột được thiết kế thêm gờ chỉ để tạo sự mềm mại uốn lượn uyển chuyển.
Ngoại thất cầu kỳ, chỉnh chu
Ngoại thất là toàn bộ không gian bao trùm bên ngoài của một công trình. Ngoại thất toát lên những nét đẹp tinh tế của mặt tiền. Những công trình kiểu Pháp có ngoại thất tỉ mỉ, gọn gàng. Phào chỉ được sử dụng khá nhẹ nhàng, điểm thêm hoa văn ngọt ngào và cầu kì đến từng chi tiết nhỏ để tạo nên dấu ấn đặc trưng cho tổng thể kiến trúc.
Ban công được thiết kế với hoa sắt mĩ nghệ khá cầu kỳ và đẹp mắt. Cùng với những hình khối vòm uốn lượn và sơn màu trắng sáng làm chủ đạo, đem đến một bức tranh hoàn hảo cho kiến trúc của công trình
Nội thất sang trọng, tinh tế
Nội thất luôn có sự tương đồng và hài hòa với thiết kế ngoại thất và kiến trúc. Nội thất kiến trúc mang hơi hướng Pháp toát nên vẻ tinh tế và sang trọng như chính những gì mà ngoại thất đã và đang thể hiện.
Nội thất kiểu Pháp hài hòa giữa ánh sáng và màu sắc của ngôi nhà. Các phần được bố trí với một bố cục cân đối. Sự xuất hiện của những chiếc đèn trang trí ở trung tâm, làm sáng bừng không gian và tôn lên những nét đẹp sang trọng, nguy nga. Màu sắc nội thất rất tinh tế. Chất liệu được lựa chọn ưa chuộng là gỗ, da, nỉ, từ những chi tiết nhỏ nhất như chân tủ hay hệ rèm đều có sự chọn lọc rất cầy kỳ. Tất cả đem đến một không gian sống xa xỉ và đẳng cấp.
Mái trang trí phức tạp
Phần mái đối với các công trình kiểu Pháp rất quan trọng. Mái được quan niệm như vương miện thể hiện sự quý phái của giai cấp quý tộc. Mái trong theo kiến trúc nước Pháp được thiết kế dạng vòm, chóp nhọn cao và được trạm khắc họa tiết trang trí cầu kỳ.
Đặc biệt ở các công trình này là có các cửa sổ mái. Cửa sổ mái giúp thông thoáng nhiệt cho khoảng không gian đệm giữa trần và mái.
Hệ thống tường bao dày, cao
Những công trình thiết kế kiểu Pháp có hệ thống tường bao dày và cao với kiểu dáng nghệ thuật phong phú vừa đảm bảo chắc chắn, an toàn; vừa tạo hiệu ứng thẩm mĩ cho không gian ngoại thất của công trình.
Hệ thống cửa sổ nhiều
Những công trình kiểu Pháp có hệ thống cửa sổ nhiều và được bố trí cách điệu. Cửa sổ được thiết kế với hình khối bao quanh đem đến những sức sống mới lạ cho không gian chung của công trình. Đây cũng là những đặc điểm đặc trưng của lối kiến trúc của nước Pháp.
Cửa sổ 2 lớp
Cửa sổ 2 lớp đặc biệt ở chỗ trong kính ngoài chớp. Đặc điểm này giúp ngôi nhà có thể dễ dàng trao đổi không khí với môi trường bên ngoài. Lớp cửa kính giúp cách nhiệt mà vẫn lấy được ánh sáng tự nhiên. Lớp cửa chớp giúp trao đổi không khí bên ngoài ngay cả khi cửa được đóng lại.
>>>Xem thêm: Tại sao bạn nên chọn xây dựng nhà biệt thự Pháp?
Nguyên tắc xây dựng công trình kiến trúc Pháp
Trải qua những giai đoạn thăng trầm của lịch sử và phát triển để thích nghi với hiện đại, công trình kiểu Pháp đã có rất nhiều sự thay đổi. Tuy nhiên nó vẫn thể hiện được những nét nghệ thuật riêng biệt. Các công trình luôn được tái hiện với vẻ đẹp nổi bất trong kiến trúc nước Pháp.
Hình khối vuông vức đồ sộ
Các công trình kiểu Pháp luôn được chú trọng vào những hình khối vuống vức đồ sộ. Nhìn tổng thể công trình không hề bị khô cứng mà ngược lại, công trình đồ sộ khiến cho người ta cảm giác nguy nga, tráng lệ.
Tính đối xứng cân bằng
Người Pháp đề cao tính đối xứng và cân bằng trong không gian công trình. Đây là một đặc trưng trong các công trình kiến trúc do người Pháp xây dựng.
Nội thất tinh tế sang trọng
Nội thất được trang bị trong những công trình kiểu Pháp thường rất sang trong và cầu kì. Nó tương xứng với vẻ bên ngoài của công trình. Nội thất được lựa chọn giúp toàn bộ công trình chở nên đẳng cấp hơn.
Lấy đường cong là chủ đạo
Những đường cong được tạo nên trong các công trình kiến trúc tạo nên vẻ đẹp rất sang trọng. Cùng với đó là những họa tiết đi kèm có thể bộc lộ được hết vẻ đẹp tiềm ẩn trong những công trình kiểu Pháp.
Coi trọng tỉ lệ thức cột
Những thiết kế kiểu Pháp thường được chú trọng đến các tỷ lệ thức cột trong bố cục. Nhờ vào những nét đặc trưng riêng này mà đã tạo ra một lối kiến trúc độc đáo theo nguyên tắc của người Pháp với nét đẹp mềm mại – phong cách – sang trọng.
Ảnh hưởng của kiến trúc Pháp đến kiến trúc Việt Nam
Việt Nam sống dưới thời Pháp thuộc trong gần một thế kỷ. Do đó phong cách kiến trúc của nước ta cũng ít nhiều bị ảnh hưởng về lối thiết kế phương tây này. Những công trình của nước ta có được đa phần là những công trình lớn dành cho chính quyền Pháp ngày xưa. Họ mang theo hoài niệm về quê hướng và gửi gắm nó ở các công trình kiến trúc tại việt Nam. Các trường học, dinh thự cũng mang đậm phong cách Pháp.
Kiến trúc kiểu Pháp cổ tạo nên ảnh hưởng to lớn đến quá trình phát triển lịch sử kiến trúc ở nước ta. Ứng với từng giai đoạn phát triển của Pháp, kiến trúc xây dựng kiểu Pháp ở Việt Nam cũng phân theo từng giai đoạn khác nhau. Những công trình của Pháp để lại tạo ra một quỹ di sản văn hóa kiến trúc. Lối kiến trúc này gắn liền với giai đoạn 1858 -1945
Một số phong cách kiến trúc Pháp tại Việt Nam
Phong cách kiến trúc nước Pháp luôn hướng về sự tôn nghiêm, thiên về quá khứ. Từng chi tiết đều gắn với những câu chuyện thần thoại, tôn xưng ca tụng. Sau khi kinh tế của Pháp phát triển mạnh mẽ, họ đã không ngừng học hỏi, sáng tạo và kế thừa phong cách kiến trúc cổ kết hợp với phong cách hiện đại để tạo ra một phong cách Pháp riêng.
Phong cách kiến trúc tiền thực dân
Do bị ảnh hưởng lớn của phong cách thiết kế Pháp cổ và để thích nghi với thời tiết nhiệt đới oi bức tại Việt Nam, các công trình kiến trúc mang phong cách Tiền thực dân thường có mặt bằng hình chữ nhật. Hành lang bố trí ở phía mặt tiền được tạo thành hình cong bán cầu và có khóa vòm. Trên tường vẫn được xây theo hình thức trang trí đơn giản với nguyên tắc xây dựng mang đậm chất Pháp.
Một số công trình nổi tiếng của thời kỳ tiền thực dân có thể kể đến như: Bảo tàng Lịch sử Quân sự, Tòa thị chính, một số nhà điều trị trong Quân y viện 108 và bệnh viện Hữu Nghị.
Phong cách kiến trúc địa phương Pháp
Từ những năm 1900, người dân Pháp đã bắt đầu đi đến Việt Nam làm việc và sinh sống. Có lẽ họ muốn gợi nhớ về quê hương của mình nên đã tiến hành xây dựng nhiều các biệt thự theo lối xây dựng kiến trúc ở quê nhà. Do đó, chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp những căn nhà cổ tại Hà Nội được xây dựng theo kiểu kiến trúc Pháp.
Tuy nhiên, để phù hợp với điều kiện thời tiết khí hậu tại Việt Nam, các kiến trúc địa phương pháp cũng có nhiều sự biết đổi và tối giản phần lớn các chi tiết. Thêm vào đó là nhiều tính công năng, thực dụng và lược bỏ những hình thức trang trí nguyên gốc.
Trường nữ học Pháp (58 Trần Phú) và một số biệt thự tại khu Ngoại giao đoàn là một số công trình tiêu biểu dễ dàng nhìn thấy kiểu kiến trúc địa phương Pháp.
Phong cách kiến trúc Tân cổ điển
Công trình kiến trúc Pháp Tân cổ điển chủ đích được xây dựng nhằm phục vụ nhu cầu của dân dụng. Một số công trình được xây dựng theo y nguyên mẫu ở Pháp. Chúng ta có thể bắt gặp một số công trình đặc trưng trong kiến trúc xây dựng Pháp trong thời kỳ này như: Phủ Toàn quyền (1902), Nhà hát Lớn Hà Nội (1901), nhà Khách Chính phủ (1919), Tòa án Chính phủ (1906)…
Có thể thấy, từ chi tiết đồ họa đến phong cách xây dựng đều có một chút đôi nét cổ điển và bay bổng của Hy Lạp và La mã cổ điển. Bên cạnh đó cũng có sự hòa nhập mang phong cách hiện đại và uy nghiêm.
Phong cách kiến trúc Art Deco
Kiến trúc Art Deco bắt đầu thịnh hành tại Hà Nội từ khoảng năm 1920 – 1930. Nguyên tắc xây dựng kiểu kiến trúc này đi theo mô hình hình khối kinh điển.Và được tạo thành một tổng thể hài hòa với nhau. Đồng thời, các kiến trúc sư cũng thay đổi những chi tiết trang trí bắt bắt bằng xi măng hoặc thạch cao để tạo hình giống phong cách Pháp.
Chúng ta có thể trải nghiệm nét đẹp đặc trưng của kiểu kiến trúc Art Deco của Pháp tại Chi nhánh ngân hàng Đông Dương; nhà in IDEO (Tràng Tiền) hay công ty AVIA (Trần Hưng Đạo); Bưu điện (Đinh Lễ) và các tòa nhà số 91 Đinh Tiên Hoàng…. Và những công trình biệt thự cổ này được xây dựng từ thời Pháp thuộc trên quận Ba Đình tới cuối các phố Bà Triệu, Hàng Chuối
Phong cách kiến trúc Đông Dương
Đây được coi là lối kiến trúc kiểu Pháp thịnh hành nhất tại nước ta.Chúng ta có thể đắm mình khám phá lối kiến trúc Đông Dương này tại các tòa nhà cổ được xây dựng trong thời kỳ này như: Tòa nhà chính Đại học Đông Dương, Sở Tài Chính, Bảo tàng Louis (Phạm Ngũ Lão) hoặc viện Pasteur, Câu lạc bộ thủy quân (Trần Phú).
Phong cách kiến trúc Neo – Gothic
Gothic là một phong cách kiến trúc bắt nguồn chủ yếu ở Pháp. Lối phong cách này xuất hiện vào khoảng thế kỷ thứ 12 nên được gọi là kiến trúc kiểu Pháp. Kiến trúc Gothic được thể hiện rõ nét nhất và đẹp nhất trong các nhà thờ lớn, trong các thánh đường và một số các công trình dân dụng.
Tuy nhiên, các nhà thờ Gothic Pháp sử dụng rất nhiều yếu tố trang trí. Kiến trúc nhà thờ Hà Nội lại được tối giản. Chúng chỉ thiết kế nhiều cửa sổ hình cuốn nhọn kiểu Gothic. Mà hầu như không thêm vào các yếu tố trang trí nên trông có phần khô khan. Trong số các công trình kiến trúc ở Hà Nội, đặc biệt là ngôi nhà thờ nhỏ ở quận Hoàng Mai, nhà thờ Làng Tám. Kiến trúc nhà thờ này mang nhiều phong thái Gothic Pháp.
>>>Xem thêm: Kiến trúc Gothic – Sáng kiến làm nên sự kiêu hãnh của người Pháp
Phong cách kiến trúc Pháp – Hoa
Kiến trúc phong cách Pháp – Hoa ở Hà Nội thể hiện rõ nét trong các dinh thự và biệt thự. Các ngôi nhà theo phong cách này thường có vườn trước rất rộng và có bố trí non bộ. Mái dốc thường được lợp ngói ống, ngói tráng men, bốn góc uốn cong và được trang trí khá cầu kỳ. Phần trang trí được chú trọng với nhiều các yếu tố mang đậm chất Trung Hoa.
Một số công trình tiêu biểu có thể nhắc đến: Dinh Tổng đốc Hoàng Trọng (Hoàng Diệu), dinh thự (số 26 Phan Bội Châu), nhà hàng Thủy Tạ,…
Một số công trình kiến trúc Pháp nổi tiếng ở Sài Gòn
Nhà hát Thành Phố
Nhà hát Thành Phố mang đậm chất kiến trúc Gothic. Đây là nơi tổ chức những chương trình lớn và cũng là một địa điểm du lịch thu hút đông đảo khách tham quan.
Mặt tiền của nhà hát Thành Phố hướng ra đường Đồng Khởi và Công Trường Lam Sơn. Đây là một vị trí đắt địa bâc nhất, nằm ở trung tâm của thành phố Hồ Chí Minh.
Dinh độc lập
Dinh Độc Lập là một công trình có ý nghĩa văn hóa khá cao. Phần lớn các vật tư dùng để xây dựng đều được vận chuyển đưa từ Pháp sang. Kiến trúc Dinh Độc Lập mang đậm phong cách kiến trúc Á Đông kết hợp với nét kiến trúc cổ điển của Pháp.
Chợ Bến Thành
Chợ Bến Thành là một địa điểm nổi tiếng ở thành phố Hồ Chí Minh. Khu chợ có tuổi đời hơn 100 năm, luôn sầm uất và tồn tại vững vàng qua những năm tháng chiến tranh, bị bắn phá sụp đổ rất nhiều lần. Đây là công trình xây dựng của người Pháp khi họ đặt chân tới thành phố Gia Định.
Trụ sở UBND TP Sài Gòn
Tòa nhà trụ sở UBND TP.HCM là một trong những công trình kiến trúc cổ điển nổi tiếng ở TP.HCM. Tòa nhà trụ sở được xây dựng từ năm 1898 đến 1909. Thời Pháp thuộc, tòa nhà này là Hôtel de ville trong tiếng Pháp hay dịch trong tiếng Việt là dinh Xã Tây.
Bưu điện trung tâm Sài Gòn
Bưu điện trung tâm được xây dựng từ năm 1886 – 1891 dưới bàn tay của kiến trúc sư lừng danh Gustave Eiffel người Pháp. Đây là công trình mang đậm nét kiến trúc của nước Pháp. Nhìn từ bên ngoài, bưu điện nổi bật với hệ thống ô cửa và những mái vòm lớn. Đồng thời, với màu vàng chủ đạo và chính giữa còn có hình chiếc đồng hồ khá cổ điển lại càng tô điểm thêm nét hoài niệm cho nơi đây.
Một số mẫu thiết kế kiến trúc Pháp
Những mẫu nhà thiết kế đậm nét cổ kính của Pháp chứa đựng dấu ấn văn hóa, những nét đẹp tinh hoa trường tồn với thời gian
Một số mẫu nhà ống 3 tầng kiến trúc Pháp
Những công trình nhà ống 3 tầng mang kiến trúc nước Pháp đang dần thịnh hành. Ngày càng nhiều người lựa chọn xây nhà theo kiểu kiến trúc sang chảnh này.
Mặc dù chi phí xây dựng kiểu nhà này sẽ cao hơn khá nhiều so với những mẫu nhà thông thường. Tuy nhiên sự tiện nghi, sang trọng của kiến trúc công trình lại khiến người nhìn không khỏi trầm trồ..
Một số mẫu biệt thự 3 tầng kiến trúc Pháp
Mẫu biệt thự 3 tầng kiểu Pháp một trong những mẫu thiết kế được người Việt lựa chọn.
Biệt thự 3 tầng kiến trúc Pháp còn được xem như là một biểu tượng cho sự đẳng cấp trong thiết kế. Ngoài ra, nó còn thể hiện sự xa hoa và tinh tế của chính chủ nhà.
Bài viết vừa khái quát những thông tin xoay quanh kiến trúc Pháp. Mong rằng bài viết này thật sự hữu ích và mang đến cho bạn nhiều kiến thức mới. Đừng quên truy cập Mogi thường xuyên để cập nhật những thông tin mới nhất về bất động sản, nhà cửa nhé!
Tài liệu tham khảo:
- “The Evolution of French Architecture” – Patina Leehttps://www.widewalls.ch/magazine/french-architecture
- “French architecture through the ages” – Alan Rogershttps://alanrogers.com/blog/french-architecture-through-the-ages
- “French Architecture: What to Know” – K.B. Oliverhttps://oliversfrance.com/activities-and-culture/french-architecture-what-to-know/
>>>Có thể bạn quan tâm:
- Gợi Ý Thiết Kế Nhà Đẹp Theo Kiểu Pháp
- 9 mẫu nhà ống kiểu Pháp tầng hiện đại, mới nhất 2022