Tìm hiểu về mẫu hợp đồng thuê nhà mới nhất hôm nay bởi Phú Hoà Land

1.Top 5+ mẫu Hợp đồng thuê nhà được sử dụng phổ biến nhất

1.1 Mẫu Hợp đồng thuê nhà ở

1.2 Mẫu Hợp đồng thuê Văn phòng

1.3 Mẫu Hợp đồng thuê nhà trọ

1.4 Mẫu Hợp đồng thuê nhà xưởng và kho bãi

2. Hướng dẫn cách viết mẫu Hợp đồng thuê nhà chi tiết

2.1 Cách viết mẫu hợp đồng thuê nhà

Theo quy định tại Điều 121 Luật nhà ở 2014, Hợp đồng thuê nhà phải lập thành văn bản và phải bao gồm các nội dung sau đây:

– Họ và tên và địa chỉ của các bên

– Mô tả đặc điểm của nhà ở

– Thời hạn và phương thức thanh toán tiền

– Thời gian giao nhận nhà ở

– Quyền và nghĩa vụ của các bên

– Cam kết của các bên

– Các thỏa thuận khác

– Thời điểm có hiệu lực của hợp đồng

– Ngày, tháng, năm ký kết hợp đồng

– Chữ ký và ghi rõ họ, tên của các bên, nếu là tổ chức thì phải đóng dấu (nếu có) và ghi rõ chức vụ của người ký.

Tuy nhiên, bởi nhu cầu thuê nhà và cho thuê nhà của các bên rất đa dạng và phong phú: thuê nhà để ở, thuê nhà để làm nơi kinh doanh, làm trụ sở, thuê nhà trọ,…. nên với mỗi cá nhân, tổ chức tham gia giao kết hợp đồng thuê nhà lại có những quy định riêng, khác biệt.

Mẫu Hợp đồng thuê nhà

2.2 Ví dụ mẫu hợp đồng thuê nhà​

3. Lưu ý quan trọng khi lập hợp đồng thuê nhà

3.1 Những người ký hợp đồng

– Với bên cho thuê nhà: Bên cho thuê nhà có thể là hai vợ chồng khi căn nhà cho thuê thuộc tài sản chung vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân, có thể là tài sản riêng của cá nhân cũng có thể là tài sản chung của hộ gia đình.

  • Nếu là tài sản chung vợ chồng thì cần có đầy đủ chữ ký và thông tin về nhân thân như: Họ và tên, năm sinh, CMND hoặc căn cước công dân hoặc hộ chiếu (có thông tin về số, ngày cấp, cơ quan cấp), địa chỉ hộ khẩu, địa chỉ liên lạc, số điện thoại …

  • Nếu là tài sản của cá nhân thì cần có chữ ký của cá nhân đó kèm thông tin về nhân thân như trên của mình người đó

  • Nếu là tài sản chung của hộ gia đình cần có chữ ký và thông tin cá nhân của các thành viên trong hộ khẩu

– Với bên thuê nhà: Bên thuê nhà có thể là cá nhân hoặc tổ chức.

  • Nếu là cá nhân thì cũng nêu rõ họ tên, năm sinh, thông tin về giấy tờ tùy thân (CMND, căn cước công dân, hộ chiếu), địa chỉ liên lạc, số điện thoại

  • Nếu là tổ chức thì phải ghi rõ thông tin của công ty đó trên Giấy đăng ký kinh doanh (Mã số kinh doanh, cơ quan cấp, ngày cấp đăng ký lần đầu, ngày thay đổi nội dung đăng ký, địa chỉ trụ sở, người đại diện…) kèm thông tin về người đại diện.

3.2 Những lưu ý về căn nhà cho thuê và mục đích thuê

– Căn nhà cho thuê: Trong hợp đồng nên mô tả rõ đặc điểm căn nhà cho thuê cùng những trang thiết bị kèm theo. Ngoài ra, nên nêu rõ thông tin về thửa đất theo Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Qua đó, để khẳng định tài sản có được phép cho thuê hay không? Người ký hợp đồng thuê nhà có phải là chủ tài sản hay không? Và đề phòng một số trường hợp có thể phát sinh như nhà đang cho thế chấp ngân hàng thì có được có thuê không?

Thông tin này vừa góp phần mô tả chi tiết về đối tượng cho thuê vừa giúp người đi thuê chắc chắn về quyền sở hữu, sử dụng hợp pháp của người cho thuê. Khi đó, người đi thuê có thể chắc chắn về chủ sở dụng căn nhà đang cho thuê có phải người đang thực hiện giao kết hợp đồng thuê nhà với mình không?

– Mục đích thuê: Như đã nói ở trên, mục đích thuê của hợp đồng thuê nhà rất đa dạng và phong phú nhưng bắt buộc phải nêu mục đích thuê cụ thể và chi tiết: thuê nhà trọ, thuê nhà để ở, thuê làm nhà xưởng, thuê làm địa điểm kinh doanh, thuê làm trụ sở, thuê làm kho…

3.3 Về thời hạn thuê, gia hạn thuê:

– Thời hạn thuê: Phần này nên nêu rõ thời gian thuê là bao nhiêu tháng, năm, bắt đầu từ ngày nào và chấm dứt đến ngày nào. Ngoài ra, cũng nên nêu rõ về thời gian nhận bàn giao cũng như trả nhà theo thỏa thuận.

– Gia hạn thuê: Việc gia hạn thuê có thể có hoặc không tùy vào từng thỏa thuận. Bởi vậy, nếu hai bên có thỏa thuận về việc gia hạn thuê cũng nên ghi rõ vào hợp đồng.

3.4 Giá thuê, phương thức thanh toán

– Giá thuê: Nếu giá thuê cố định trong thời gian thuê thì nêu rõ giá cố định trong thời gian thuê là bao nhiêu và đã bao gồm tiền các loại thuế, phí theo quy định của pháp luật: Điện, nước, môi trường…. hay chưa?

Đặc biệt, người đi thuê cần chú ý đối với giá điện, nước khi đi thuê nhà tại Thông tư số 25/2018/TT-BCT. Cụ thể:

– Nếu thuê nhà có hợp đồng thuê từ 12 tháng trở lên và có đăng ký tạm trú thì chủ nhà trực tiếp ký hợp đồng mua bán điện hoặc đại diện người thuê nhà ký hợp đồng mua bán điện

– Nếu thuê nhà có hợp đồng thuê dưới 12 tháng và chủ nhà không thực hiện kê khai được đầy đủ số người sử dụng điện thì áp dụng giá bán lẻ điện sinh hoạt bậc: Từ 101 – 200kWh cho toàn bộ sản lượng điện đo đếm được tại công tơ.

– Tiền đặt cọc thuê nhà: Đây là một điều khoản rất quan trọng trong khi soạn thảo Hợp đồng thuê nhà. Theo đó, phải ghi chi tiết về mức đặt cọc thuê nhà là bao nhiêu và điều kiện để nhận lại cọc sau khi thanh lý hợp đồng.

– Phương thức thanh toán: Có thể thanh toán bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản, có thể thanh toán theo tháng hoặc theo năm hoặc theo nửa năm một lần. Ngoài ra, cũng nên ấn định rõ thời gian sẽ thanh toán tiền thuê nhà.

3.5 Những khoản thuế phải nộp khi thuê nhà

Khi cho thuê nhà, ngoài việc người đi thuê phải nộp một số tiền thuê nhà kèm theo các khoản phí thì người cho thuê có thể còn phải nộp thuế thu nhập cá nhân nếu số tiền thu được từ việc cho thuê nhà lớn hơn 100 triệu đồng.

Theo Thông tư 92/2015/TT-BTC, có 2 loại thuế cần phải nộp trong việc ký hợp đồng thuê nhà đó là:

– Thuế GTGT với tỷ lệ tính thuế là 5%

– Thuế TNCN với tỷ lệ tính thuế là 5%

Theo đó, công thức tính thuế được áp dụng trong trường hợp này sẽ là:

Số thuế GTGT phải nộp = Doanh thu tính thuế GTGT x 5%

Số thuế TNCN phải nộp = Doanh thu tính thuế TNCN x 5%

Ví dụ: Nếu người cho thuê nhà thu được 100 triệu đồng từ việc cho thuê nhà thì số tiền thuế phải nộp tổng cộng sẽ là 10 triệu đồng.

3.6 Về việc đơn phương chấm dứt hợp đồng

Đây là một điều khoản vô cùng quan trọng đối với một hợp đồng thuê nhà. Theo đó, khi một bên có ý định đơn phương chấm dứt hợp đồng cần phải có quy định về:

– Thời gian thông báo cho bên còn lại về việc chấm dứt hợp đồng

– Mức phạt khi một bên có ý định phá vỡ hợp đồng

– Chi phí bồi thường hoặc chi phí phát sinh theo thỏa thuận nếu hai bên đồng ý chấm dứt hợp đồng trước hạn

– Hoàn trả lại số tiền thuê (nếu có).

3.7 Hợp đồng thuê nhà có phải công chứng không?

Theo Nghị quyết 52/NQ-CP hợp đồng thuê nhà không bắt buộc phải công chứng. Tuy nhiên, trong trường hợp thuê căn nhà có giá trị thuê cao và thời hạn thuê dài nên công chứng để đảm bảo quyền lợi của các bên.

Theo đó, mức phí công chứng Hợp đồng thuê nhà sẽ căn cứ vào tổng số tiền thuê. Cụ thể được quy định tại Thông tư số 257/2016/TT-BTC như sau:

Phí và thù lao công chứng hợp đồng thuê nhà mới nhất
Phí và thù lao công chứng hợp đồng thuê nhà mới nhất (Ảnh minh hoạ)

3.8 Những lưu ý khác khi lập Hợp đồng thuê nhà

Ngoài những quy định trên, một số lưu ý người đi thuê cần phải nắm rõ là:

– Hợp đồng thuê nhà phải lập thành văn bản

– Chủ nhà tăng tiền thuê bất hợp lý được “cắt” hợp đồng

– Không đóng tiền nhà 3 tháng phải chuyển đi

– Nắm rõ về giá điện, nước theo quy định

Bên cạnh đó, cần có thêm về các điều khoản căn cứ vào mục đích, thời gian và thỏa thuận khi muốn giao kết hợp đồng, về việc giải quyết nếu có tranh chấp phát sinh… Ví dụ:

– Hợp đồng thuê trọ: cần lưu ý thêm điều khoản về giờ đóng, mở cửa, chi phí gửi xe, trông xe, những nội quy của nhà trọ

– Hợp đồng thuê trụ sở công ty: Đảm bảo quyền sử dụng riêng biệt và trọn vẹn cho công ty, được sửa chữa nhưng không làm thay đổi cấu trúc căn nhà sau khi được sự đồng ý của chủ nhà ….

– Hợp đồng thuê nhà để kinh doanh: thêm điều khoản về hoạt động của công ty không ảnh hưởng đến chủ nhà, công ty tự chịu trách nhiệm về hoạt động kinh doanh của mình, đảm bảo các quy định về an ninh trật tự…

Trên đây là hướng dẫn chi tiết nhất về việc viết mẫu Hợp đồng thuê nhà chuẩn và chi tiết nhất. Nếu bạn đọc có vướng mắc vui lòng liên hệ 1900.6192 để được hỗ trợ nhanh nhất.

error: Content is protected !!