Tìm hiểu về nghiệp dư là gì mới nhất hôm nay bởi Phú Hoà Land

1. Nghiệp dư là gì?

Trong cuộc sống, chúng ta thường lấy những thành công của ai đó trong một lĩnh vực hay kĩ năng đạt đến mức chuyên gia để đưa ra đánh giá mức độ chuyên nghiệp. Một ca sĩ biểu diễn trong một đêm nhạc âm thanh, ánh sáng với một bản cover bằng smartphone của đứa bạn cùng lớp vẫn thường đặt lên bàn cần để đong đếm. Và dĩ nhiên, phần nghiệp dư bao giờ cũng thuộc những sản phẩm không có thương hiệu, tên tuổi.

Ví như, bản cover được cho là nghiệp dư, ngoài yếu tố chất lượng ra, nó còn được đánh giá bởi nhiều yếu tố khác nữa như môi trường biểu diễn, trang thiết bị được đầu tư, phong cách của người biểu diễn ca khúc khi so sánh với ấn phẩm trong bữa tiệc âm nhạc kia. Trong thực tế, chúng ta dễ đánh giá một người là nghiệp dư qua diện mạo bề ngoài như ăn mặc nghiệp dư để nó đến những người có phong cách ăn mặc không phù hợp với hoàn cảnh, ca sỹ nghiệp để nói đến những người làm âm nhạc nhưng không bài bản, nhà văn nghiệp dư để nhắc đến những người sáng tác văn thơ là nghề tay trái. Nghiệp dư là gì được lý giải như khái niệm đối lập hoàn toàn với sự chuyên nghiệp, bài bản, khoa học. Bên cạnh đó, chúng ta cũng dùng khái niệm nghiệp dư là gì để miêu tả nghề tay trái, nghề không mang lại nguồn thu nhập chính hay không phản ánh đầy đủ năng lực của cá nhân. Đó có thể là nghề “làm theo đam mê”, nghề vui, nhưng đôi khi lại là nỗi giải khuây và nâng cao chất lượng, tạo ra động lực để họ làm nghề chính tốt hơn. Chúng ta có ca sĩ nghiệp dư, nhà văn nghiệp dư, ảo thuật gia nghiệp dư…

Nhưng nghĩa chính xác nhất của khái niệm nghiệp dư được dùng để nói về phong cách, suy nghĩ, phẩm chất ảnh hưởng tiêu cực đến sự thành công trong công việc chứ không đơn thuần là đánh giá qua vẻ bề ngoài của một cá nhân. Nghiệp dư trong công việc được thể hiện qua thái độ làm việc, phong thái, hành vi và năng lực xử lý công việc thiếu bàn bản, không có tính quy củ. Thực ra, không khó để nhận ra rằng có nằm trong tốp người theo chủ nghĩa nghiệp dư hay không. Nội dung sau đây, sẽ cho bạn thấy rõ điều đó.

2. Những dấu hiệu cho thấy rằng bạn là dân nghiệp dư chính hiệu?

Phần lớn chúng ta khó lòng chấp nhận được sự thật “mình là dân không chuyên chỉ khi những biểu hiện và kết quả bạn nhận lấy đối lập hoàn toàn với những gì bạn mong muốn và đặt trong sự so sánh với một người cùng level. Hãy cẩn trọng từng phút với những biểu hiện sau đây nếu như bạn không muốn đi tong năng suất làm việc và trở thành điểm đen trong mắt sếp với thái độ làm việc nghiệp dư của mình.

2.1. Thiếu tính kỷ luật

Nhắc đến những “nỗi muộn phiền” của sếp, thiếu tính kỷ luật ở nhân viên là một trong những gạch đầu dòng hàng đầu. Có thể bạn cho rằng, việc “tám” trong giờ làm việc có tác dụng bất ngờ là vơi đi những cơn ngái ngủ và kết nối với đồng nghiệp, nhưng nó lại được liệt vào danh sách những biểu hiện của chủ nghĩa nghiệp dư trong công sở. Bởi vì, việc nói chuyện của bạn không chỉ ảnh hưởng đến chính kết quả giờ của cả bản thân và đồng nghiệp và “châm ngòi” cho việc thịnh hành làm việc thiếu nghiệp túc. Những biểu hiện khác của thiếu tính kỷ luật chính là tình trạng đi muộn về sớm hay đốt thời gian vào những việc riêng như điện thoại hay sử dụng mạng xã hội trong giờ. Tất cả những điều này không chỉ làm “xuống cấp” hình ảnh của bạn trong mắt sếp mà còn kéo theo hậu quả về chất lượng làm việc của bạn.

2.2. Không thể kiểm soát được cảm xúc

Có lẽ hơi lạ khi lần đầu tiên bạn nghe đến mối liên hệ giữa cảm xúc và tính nghiệp dư trong công việc? Bởi lẽ thông thường vẫn thường nghe và nhìn nhận một ai đó nghiệp dư qua vẻ bề ngoài. Nhưng sự thiếu kiểm soát trong cảm xúc lại chính là nguyên nhân căn bản nhất biến bạn thành một người nghiệp dư trong mắt người khác chứ không đơn thuần là qua diện mạo hay cách ăn mặc thậm chí là kết quả như bạn thường thấy. Nếu bạn đã từng có hành vi thô lỗ với đồng nghiệp, không thể kìm chế được cảm xúc trong lúc tranh luận trao đổi ý kiến với sếp với khách hàng hay làm những việc riêng và không phục vụ mục đích chung…Đó chính là bạn đang nghiệp dư.

2.3. Khả năng sắp xếp công việc và thời gian thiếu khoa học

Sự thật này có lẽ khiến không ít người “chạnh lòng”, nhưng sự cầu toàn, tỉ mỉ quá mức đôi khi là chính là yếu tố là nhân tố góp phần tạo nên sự nghiệp dư của bạn. Có thể bạn có khả năng sản phẩm của bạn có thể tốt hơn một chút so với đồng nghiệp, nhưng điều đó chỉ giúp bạn hoàn thành 1/3 khối lượng công việc so với đồng nghiệp thì điều này không thực sự là dấu hiệu đáng mừng. Khi đồng nghiệp của bạn có thời gian nghỉ ngơi, bạn vẫn vùi đầu vào công việc và lo lắng về deadline, khi bạn cố dành hết thời gian rảnh rang của mình cho công việc và được sếp khen là cống hiến cho công việc…Bạn đừng vội mừng…vì thực tế, bạn đang rời vào trạng thái nghiệp dư mà không hề biết.

Định mức công việc mỗi ngày không thể đánh giá được hoàn toàn khả năng của nhân viên, nhưng đó là nhân tố quan trọng để xác định xem kỹ năng cân bằng, sắp xếp thời gian của bạn như thế nào. Nếu bạn không thể thành công hơn đồng nghiệp về thành tựu thì ít nhất bạn phải đảm bảo được mặt bằng chung về khối lượng công việc để cân đối thời gian cho hợp lý. Bạn chỉ có thể làm tốt mọi việc khi biết tận dụng đúng thời gian cho cả việc nghỉ ngơi và công việc mà thôi. Sự nghiệp là hành trình lâu dài, sư gắng sức quá mức bạn đầu mà vô tình để sức khỏe qua một bên thì nhất định hậu quả bạn nhận lại sẽ đáng lo hơn nhiều so với việc chậm deadline hay bị phạt đấy.

2.4. Ăn mặc “không giống ai”

Thực tế khái niệm ăn mặc nghiệp dư hoàn toàn khác biệt với cách đánh giá của nhiều người trẻ. Nhiều bạn trẻ vẫn thường nhận mình là tín đồ của phong cách thời trang chuyên nghiệp bằng cách chạy theo những hot trend, hàng hiệu thậm chí là bắt chước lối vận đồ của những người mẫu hay diễn viên nổi tiếng…song chính những điều này đang tự biến những bạn ấy trở nên nghiệp dư trong mắt cộng đồng bởi phong cách lố bịch, không phù hợp với môi trường xung quanh. Để trở nên chuyên nghiệp, đơn giản là không lựa chọn những trang phục luộm thuộc, rườm rà hoặc quá lòe loẹt, ưu tiên những bộ trang phục dễ hoạt động, phù hợp với “tầm với của bản thân”, gia đình.

Tham khảo thêm: Tính chuyên nghiệp là gì? Làm sao để cải thiện tính chuyên nghiệp

3. Hậu quả của chủ nghĩa nghiệp dư, bạn đã lường được hết?

Bạn sẽ dễ dàng nhìn nhận và đánh giá phong cách, thái độ nghiệp dư của người khác, bạn chỉ có thể tìm được định nghĩa nghiệp dư là gì cho bản thân khi bạn được thực tế trải nghiệm cảm giác “thất bại” mà nó mang lại.

3.1. Sức khỏe bản thân

Có thể, thói quen tỉ mỉ, cẩn thận đến từng chi tiết trong công việc, sự “quên mình” để hoàn thành deadline mà quên đi thời gian nghỉ ngơi của bạn sẽ nhận được những cơn mưa lời khen từ sếp và đồng nghiệp, nhưng…nếu kéo dài quá mức…bạn sẽ sớm rơi vào tình trạng “rớt cảm xúc”, mệt mỏi chỉ vì không thể nào sắp xếp thời gian cho khoa học. Tính chuyên nghiệp trong công việc, trước hết thể hiển ở khả năng chi tiêu, sắp xếp thời gian cho những nội dung công việc cho hợp lý. Do đó, để thoát khỏi cái bóng của sự nghiệp dư rất khó để nhận ra này, bạn cần phải tối ưu lại lịch trình của mình cho hợp lý, vừa đảm bảo khối lượng công việc mỗi ngày,vừa đủ thời gian để “ tút lại” tinh thần trong những giờ làm việc căng thẳng.

3.2. Mất thiện cảm trong mắt sếp và đồng nghiệp

Sẽ chẳng dễ chịu gì khi bị người khác gọi là dân nghiệp dư trong công việc, nhưng bạn sẽ chẳng thể nào thoát khỏi thực trạng đó khi dành thời gian quý giá trong giờ cho những những giờ phút “tám” chuyện linh tinh hay lướt web những câu chuyện trên trời dưới biển. Chính thái độ làm việc của bạn sẽ ảnh hưởng đến hiệu suất của cả tập thể, tốc độ làm việc của bản thân. Dù bạn có năng lực thì điều này nếu diễn ra trong thời gian dài sẽ biến bạn trở thành tâm điểm của sếp. Dĩ nhiên, không một tổ chức nào đủ kiên nhẫn để chấp nhận nuôi nhân viên chuyên phá vỡ thành quả của cả ekip và kìm chế sự phát triển của doanh nghiệp. Quyết định giữ bạn ở lại làm việc hay sa thải sẽ được đưa ra sớm hay muộn mà thôi.

3.3. Ngăn cản bạn phát triển bản thân

Bạn chỉ có thể tốt hơn nếu được đưa bản thân mình vào kỷ luật, bao gồm cả việc làm bạn trở nên căng thẳng và áp lực trong khi tính thiếu chuyên nghiệp ở bất kỳ đâu đều đánh bật bạn ra ngoài quỹ đạo của một con người luôn tuân thủ nội quy. Sự coi thường nội quy, làm việc theo ý kiến riêng, thiếu thái độ nghiêm túc từ những điều nhỏ nhất sẽ dần hình thành trong bạn thói quen xấu và không thể hòa hợp được với bất kỳ một môi trường làm việc nào. Sự tắc trách trong công việc, thái độ bất hợp tác trong hoạt động nhóm, sống vô tổ chức, lười lao động…tất cả những biểu hiện của phong cách làm việc nghiệp dư đó đều khiến cá nhân bạn mất cơ hội thăng tiến, kìm hãm sự phát triển của bạn thân về nhân cách, đưa bạn về lối sống bản năng và khó có thể hòa hợp được với môi trường mới, chuyên nghiệp.

Hi vọng những thông tin trên đây Lại Trang cung cấp về nghiệp dư là gì, những biểu hiện về nghiệp dư trong công việc sẽ thực sự hữu ích với bạn, đặc biệt trong việc định hướng con đường đúng đắn nhất trong việc “giải phóng” một thói quen sinh hoạt, làm việc thiếu khoa học. Đừng quên thường xuyên cập nhật những tin mới nhất trên timviec365.vn nhé.

error: Content is protected !!