Nhận định về xi măng có tái chế được không mới nhất hiện nay của Phú Hoà Land

Khái niệm tái chế

Tái chế là quá trình biến các vật liệu, rác thải dư thừa thành nguồn nguyên vật liệu mới có ứng dụng trong công việc, đời sống. Đây là một trong những giải pháp thân thiện với môi trường, tiết kiệm nguồn nguyên vật liệu cũng như giảm thải lượng khí thải có hại tới sức khoẻ con người. Không chỉ là các rác thải hữu cơ, hoạt động tái chế áp dụng với cả rác thải xây dựng. Các vật liệu được tái chế thường tồn tại ở dạng rắn như nhôm, đồng, nhựa, inox… Tuỳ theo mức độ hư hại của vật liệu cũng như những ích lợi mà chúng có thể mang lại để tiến hành tái chế theo mức độ phù hợp.

Tầm quan trọng của việc tái chế

Tái chế đang trở thành giải pháp hoàn hảo trong việc sản xuất các vật liệu trong xây dựng, giúp tiết kiệm năng lượng tiêu thụ và giảm tình trạng ô nhiễm môi trường, tầng khí quyển.

Tái chế giúp tối giản các giai đoạn như chôn chất thải, đốt chất thải ngoài môi trường, giảm tình trạng biến đổi đất.

Được biết, việc tái chế giúp tiết kiệm 94% năng lượng tiêu thụ để sản xuất vật liệu nhôm và 60% sản xuất nhựa mới.

Xi măng có tái chế được không?

Câu trả lời là không. Xi măng là một trong những vật liệu không thể tái chế. Bởi quá trình sản xuất xi măng sử dụng các nguyên liệu như canxi, sắt, nhôm, silic trong đất sét, cùng cát, đá vôi và các chất phụ gia. Toàn bộ nguyên liệu sẽ được đưa tới nhà máy để sản xuất, quy trình sản xuất phức tạp này là lí do khiến xi măng khó có thể được tái chế để tái sử dụng.

Xi măng là một trong những vật liệu không thể tái chế.

Các vật liệu xây dựng có thể tái chế

  • Gỗ

Gỗ là một trong số vật liệu xây dựng tái chế phổ biến, được tạo ra là giấy và keo không dung môi. Gỗ tái chế có thể được niêm phong để chống cháy, chống nước, sau đó được cắt thành các tấm ván và sử dụng tương tự như gỗ thường.

Gỗ tái chế ngày càng được sử dụng rộng rãi bởi ưu điểm vượt trội như tuổi thọ cao nếu được bảo quản đúng cách. Ứng dụng rộng rãi nhất của gỗ tái chế là sản xuất các tấm MDF nội thất.

2-1653965627.jpg
Gỗ là một trong số vật liệu xây dựng tái chế phổ biến, được tạo ra là giấy và keo không dung môi.
  • Thép

Vật liệu thép được sản xuất bằng cách nung nóng hỗn hợp than đá, quặng sắt trong lò. Thép cũng được tái chế bằng các phế liệu trong lò nhiệt điện. Vật liệu thép đã được tái chế từ lâu. Trong thực tế, thép là một trong những vật liệu có thể biến đổi thành các vật thể mới mà vẫn giữ nguyên chất lượng. Quá trình tái chế thép giúp tiết kiệm điện tiêu thụ tới 80%, giảm tác động tới môi trường và giảm nhu cầu khai thác vật liệu thô. Cốt thép tái chế có thể sử dụng sản xuất bê tông chịu lực, ống kim loại, dây điện.

Trong thực tế, thép là một trong những vật liệu có thể biến đổi thành các vật thể mới mà vẫn giữ nguyên chất lượng.
  • Bê tông

Bê tông là vật liệu được tạo ra từ hỗn hợp xi măng, cát, cốt liệu thô và nước… theo một tỉ lệ phù hợp. Tái chế bê tông giúp tiết kiệm chi phí xây dựng. Các cốt liệu tái chế được tạo ra bằng máy nghiền bê tông đặc biệt, bê tông tái chế được ứng dụng rộng rãi trong thi công lớp nền phụ. Các thử nghiệm cho kết quả cốt liệu tái chế có khối lượng nhẹ hơn so với bê tông nguyên chất từ 10 tới 15%, giúp tiết kiệm chi phí nguyên liệu, thời gian vận chuyển cũng như tối ưu hoá nguồn ngân sách.

4-1653965627.jpg
Các cốt liệu tái chế được tạo ra bằng máy nghiền bê tông đặc biệt, bê tông tái chế được ứng dụng rộng rãi trong thi công lớp nền phụ.
  • Thạch cao

Thạch cao là một trong những loại khoáng chất tự nhiên, sau khi nghiền và trộn cùng nước, các chất phụ gia như bông thuỷ tinh, sợi thuỷ tinh… tạo thành hỗn hợp vữa thạch cao, ứng dụng trong thi công đúc khuôn, đúc tượng xây dựng. Thạch cao tái chế là giải pháp khả thi tuy nhiên còn tồn tại một số hạn chế nhất định.

Tái chế thạch cao không đúng cách dễ dẫn đến quá trình giải phóng hydro sunfua gây độc hại môi trường nước, dễ cháy nổ. Trong trường hợp thực hiện đúng quy trình tái chế, thạch cao có thể giữ được đặc tính cơ học, lý hoá như thạch cao truyền thống, bên cạnh đó tiết kiệm chi phí nguyên liệu.

Tái chế thạch cao không đúng cách dễ dẫn đến quá trình giải phóng hydro sunfua gây độc hại môi trường nước, dễ cháy nổ.
  • EPS

Xốp EPS là vật liệu có khả năng cách nhiệt, cách âm, chống tiếng ồn, ứng dụng rộng rãi trong ngành xây dựng hiện nay. Tái chế EPS là quá trình EPS được nghiền và ép nhỏ dưới cường độ cao, đưa EPS về trạng thái vật liệu thô phục vụ quy trình sản xuất sản phẩm nhựa.

6-1653965627.jpg
Tái chế EPS là quá trình EPS được nghiền và ép nhỏ dưới cường độ cao
  • Thuỷ tinh

Thuỷ tinh là vật liệu xây dựng ở trạng thái dung dịch rắn được sản xuất bằng cách làm nguội khối silicat nóng chảy. Nguyên liệu sản xuất thuỷ tinh bao gồm đá vôi, cát thạch anh, sunfat natri và soda. Số lượng chai nhựa thuỷ tinh hiện nay là rất nhiều tuy nhiên quy trình tái chế thuỷ tinh lại tạo ra nhiều tác dụng phụ không mong muốn. Bên cạnh đó, các loại kính thuỷ tinh có nhiệt độ nóng chảy và thành phần khác nhau gây khó khăn để tái chế đồng loạt. Các loại kính thuỷ tinh được nấu nóng chảy và tái chế thành sản phẩm sợi thuỷ tinh phục vụ thi công sơn tường hoặc trải nhựa đường. Bên cạnh đó, chúng còn được trộn cùng mảnh kính vỡ, bê tông để thi công mặt bàn, sàn nhà.

Số lượng chai nhựa thuỷ tinh hiện nay là rất nhiều tuy nhiên quy trình tái chế thuỷ tinh lại tạo ra nhiều tác dụng phụ không mong muốn.

Việc tái chế vật liệu giúp nhà đầu tư tiết kiệm chi phí cho các công trình, dự án. Không chỉ đối với giai đoạn khai thác nguyên vật liệu mới, tối giản các bước trong quy trình sản xuất, tiết kiệm chi phí năng lượng, nguồn nhân lực. Ngoài ra, việc việc vận chuyển nguyên liệu tái chế tiết kiệm hơn so với việc vận chuyển vật liệu thô. Các vật liệu xây dựng, rác thải xây dựng được nghiền nát, phân loại theo các kích thước khác nhau và xử lý tùy theo mục đích cần thiết.

Hy vọng những thông tin đầy đủ, mới nhất trên đây sẽ giúp quý khách hàng có cái nhìn tổng quan về vật liệu xây dựng tái chế và nắm được đáp án cho câu hỏi Xi măng có tái chế được không.

error: Content is protected !!